Ngô Mạnh Đạt (吳孟達) - Biểu tượng điện ảnh một thời đại.
Cách đây mấy ngày, tôi nghe tin chú Đạt bệnh nặng, gõ bài viết này, trong lòng nhớ nhung những thước phim kỷ niệm xưa, như ngày nào chú vẫn còn đây.
Không ngờ, tin tức đến đột ngột như vậy ...
Trong những ngày qua, người hâm mộ đã lo lắng cho một người - chú Ngô Mạnh Đạt
Chú Đạt, 70 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan vào cuối năm ngoái.
Ở Đặc khu Hồng Kông bây giờ, người hâm mộ không ngừng bày tỏ tiếc thương cho biểu tượng điện ảnh một thời đại.
Tôi không nhớ được lần đầu tiên tôi xem phim của chú Đạt là từ khi nào, chỉ nhớ chú đầy sức sống, tóc có hơi chút xíu bạc, gương mặt hiền lành và vui tươi
Những người chưa từng yêu thích phim Hồng Kông có lẽ sẽ không hiểu được tâm trạng phức tạp này.
Những năm gần đây, chú Đạt đã không có một cuộc sống tốt đẹp.
Tuổi già vất vả, bệnh tật hành hạ.
Năm ngoái, chú đã thử live stream đầu tiên, nhưng vì lượng sản phẩm bán ra không đạt tiêu chuẩn nên công ty không hợp tác với chú nữa.
Để duy trì cuộc sống của mình và lo cho gia đình, chú đã tham gia rất nhiều phim mà được đánh giá là không hay và tham gia hàng loạt phim chiếu mạng với điểm Douban dưới 4 điểm. Có chăng tham gia các bộ phim chất lượng thì vai của chú cũng mờ nhạt.
Khá nhiều người vì chất lượng quá tệ nên chưa dám chấm điểm.
Nhưng ngày xưa thì khác, chú Đạt có một sự nghiệp huy hoàng và rực rỡ
Hồi đó, chú là đối tác ăn ý nhất của Châu Tinh Trì và là diễn viên "lá xanh" nổi trội nhất trong các bộ phim Hong Kong.
Thời gian quay trở lại năm 1988.
Chú Đạt đã gặp Châu Tinh Trì, người kém chú hơn 10 tuổi.
Ngay cả khi chỉ đóng vai phụ, chú vẫn trân trọng từng phân đoạn của cảnh quay và thậm chí có thể dành nửa ngày để luyện vài câu thoại.
Ban đầu, Châu Tinh Trì rất bất ngờ, cho rằng có điều gì đó không ổn,cho rằng chú Ba có vấn đề gì.
Nhưng bất ngờ khi diễn chung, hai người vô cùng ăn ý, tạo ra những tình huống hài rất mượt mà.
Đạo diễn Ngô Tư Viễn (吴思远) kể lại, ông đã tận kiến tận mắt chú Đạt điều chỉnh kịch bạn trong "赌圣" Đổ Thánh.
Chú Đạt đã tạo tình huống cho nhân vật của chú trong phim - ngay khi được Châu Tinh Trì kêu "Chú ba", thì chú ấy sẽ lên cơn co giật.
Chính sự sắp đặt nghe chừng như nhảm nhí này đã tạo nên những tràng cười sảng khoái và khiến khán giả nhớ mãi vai phụ này.
Không ai nghĩ rằng bộ phim hài có kinh phí thấp này sẽ trở thành cú hit ngay lập tức.
Với doanh thu phòng vé hơn 40 triệu đô la Hồng Kông, phá vỡ kỷ lục điện ảnh Hồng Kông lúc bấy giờ.
Cả hai đều được đề cử cho Giải thưởng Kim Tượng cùng một lúc.
Châu Tinh Trì sau đó đã được người hâm mộ nâng cấp gọi thành "Tinh Gia", và Ngô Mạnh Đạt cũng trở thành "chú ba Đạt" trong lòng mọi người.
Mối quan hệ giữa hai người lúc này như anh em và cũng như cha con .
Chú Đạt từng trả lời trong cuộc phỏng vấn:
"Chúng tôi hơi giống như bạn bè và cũng giống như anh em. Mọi người đều biết rằng cha mẹ của Tinh Tử ly hôn, cậu ấy từ nhỏ sống với mẹ, không có cha bên cạnh. Nên tôi vừa giống như cha vừa giống như thầy của cậu ấy. Chúng tôi có thể nói về mọi thứ và không có gì cấm kỵ. "
Họ trao đổi những hiểu biết của mình về việc trở thành diễn viên giỏi như thế nào và dạo quanh các con phố để tìm cảm hứng sáng tác.
Tinh gia cũng sẽ đến rạp chiếu phim để quan sát tiếng cười của khán giả, sau đó viết ra giấy và quay lại suy ngẫm kỹ càng.
Người khác khó hiểu những hành vi của Tinh gia nhưng chú Đạt thì hiểu.
Trong mắt chú Đạt, Tinh gia có trí tuệ tuyệt vời.
Chỉ có chú Đạt mới có thể giúp Tinh gia hiện thực hóa nhiều ý tưởng có phần hơi "quái" của anh ấy.
Thời gian đầu, chú Đạt thậm chí còn được yêu mến nhiều hơn.
Với sự hợp tác ngày càng sâu rộng, nhiệt huyết sáng tạo của cả hai càng được khơi dậy, và vai trò của hai bên đang dần thay đổi vị trí.
Vai phụ do chú Đạt đảm nhận luôn là một vai diễn lém lỉnh, xảo quyệt. Còn Tinh gia thì hơi ngốc một chút.
Một người "tung", một người "hứng" vô cùng nhịp nhàng và ăn ý. Không thể thiếu nhau.
逃学威龙 - Fight Back to School
Năm 1992, sau khi bộ phim “审死官” (Xẩm xử quan) với sự hợp tác của hai người được công chiếu, nó một lần nữa phá kỷ lục phòng vé Hong Kong. Trong top 10 phòng vé năm đó, tác phẩm của Châu Tinh Trì chiếm hết 7.
Nó được giới truyền thông gọi là "Tinh gia Trì niên".
Cùng năm, Tinh gia cũng chiến thắng tại Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương, hạng mục bộ phim có nhiều cảnh quay xuất sắc.
Dù chú Đạt tỏa sáng trên phim nhưng tên tuổi của chú chỉ có thể theo sau Tinh gia.
(Phim 审死官 - Xẩm xử quan)
(Phim 鹿鼎记 - Lộc Đỉnh Ký)
(phim 破坏之王 - Vua phá hoại)
Ánh đèn sân khấu luôn chiếu vào nhân vật chính, chỉ để lại một vài tia sáng le lói để soi rọi những người xung quanh.
Chú Đạt rất thích diễn xuất, và chú đã nhiều lần nhấn mạnh rằng cái gọi là "vai chính" và "vai phụ" chỉ là một danh xưng.
Chú ấy yêu thích mọi vai trò, bất kể lớn hay nhỏ.
Tuy nhiên, tôi vẫn có một số tiếc nuối vì chú ấy không thể đóng vai chính. Kỹ năng diễn xuất của chú Đạt hoàn toàn xứng đáng.
Vinh quang nối tiếp vinh quang. Tinh gia tự lập kỷ lục và cũng tự mình phá kỷ lục của chính mình lập kỷ lục mới. Tinh gia có công ty điện ảnh riêng và là một đạo diễn tài ba với doanh thu phòng vé hàng trăm triệu USD.
Nhưng chú Đạt vẫn không chờ được cơ hội có thể một mình đứng đầu.
Thời gian trôi qua, địa vị của hai người ngày càng chênh lệch.
Kể từ sau " Tuyệt đỉnh Kung Fu", không còn có chú Đạt trong các bộ phim của Tinh gia nữa.
"Đội bóng thiếu lâm" năm 2001 trở thành lần hợp tác màn ảnh cuối cùng của họ.
Trong một thời gian, có rất nhiều suy đoán từ thế giới bên ngoài.
Con người luôn thích bịa ra đủ thứ âm mưu kịch tính, cái gì mà "bạn cũ trở mặt", "đối tác không nhìn mặt nhau".
Nhưng thật ra thì, duyên phận giữa con người với nhau thường lỡ dở, chúng ta luôn trôi đi trong vô thức .
Trên thực tế, Tinh gia đã dành một vai cho chú Đạt trong "Tuyệt Đỉnh Kung Fu" tên là A Đạt.
Chỉ là lúc đó gặp phải dịch SARS, lịch trình của chú Đạt có chút bất tiện nên không thể hợp tác.
Diễn viên Lâm Tử Thông 林子聪, người thế chỗ chú Đạt trong "Tuyệt đỉnh Kung Fu" làm rõ vấn đề này trong một chương trình.
Vài năm sau, khi Tinh gia làm phim 美人鱼 Mỹ nhân ngư và 新喜剧之王 Tân vua hài kịch, anh đều tìm đến chú Đạt.
Nhưng vì sức khỏe yếu, chú Đạt liên tục nhập viện điều trị. Bản thân chú luôn muốn mang đến những vai diễn tốt nhất cho khán giả. Đặc biệt là trong phim Tinh Gia, sợ gây cản trở cho Tinh Gia vì sức khỏe và tinh thần không được tốt nên chú Đạt đã khước từ cơ hội này. Tinh Gia cũng hiểu và tôn trọng ý nguyện của chú Đạt.
Đã 20 năm trôi qua, cả hai chưa từng hợp tác.
Chú Đạt từng nói trong chương trình: "Chỉ cần tôi chưa chết và anh ấy chưa về hưu, chúng tôi vẫn sẽ hợp tác."
Ngày nay, lời hứa để lại nỗi khắc khoải khôn nguôi vì chú Đạt đã đi rồi...
Chú Đạt và Tinh gia là thành quả của nhau.
Nhưng chú Đạt đã từng thẳng thắn cho biết rằng, tôi sẽ không bao giờ nói: "Châu Tinh Trì là người đầu tiên tôi đào tạo."
"Bởi vì tôi đóng phim của cậu ấy, tôi trở thành diễn viên phụ xuất sắc nhất, cậu ấy cũng có thành quả như hôm nay."
Trong mắt chú Đạt "Tinh Tử đã từng bước dựa vào thực lực và tài năng của mình để bước đi đến ngày hôm nay"
Với ánh hào quang của Tinh gia, chú vẫn có thể được thị trường và khán giả đón nhận, nếu không có lẽ chú đã bị khán giả lãng quên.
Không ai muốn cả đời giống như những viên gạch, trang hoàng cho người khác.
Nhưng chú Đạt yêu mến tài năng của Tinh gia, liên tục khen ngợi Tinh tử, không muốn nhận công lao.
Phong thái này thật sự làm tôi kính nể.
Chú Đạt thời không ở trong phim Châu Tinh Trì
Ngô Mạnh Đạt (吳孟達) sinh ngày 02 tháng 01 năm 1952 tại Hạ Môn, Phúc Kiến. Lúc này theo lịch của Trung Hoa, chú sinh ra vẫn vào năm 1951 nên nhiều bài báo đăng chú sinh vào năm này.
Vì công việc của cha, chú ấy đã nhập cư đến Hồng Kông cùng gia đình khi mới 7 tuổi.
Lúc đó có câu nói "Người Hồng Kông nhìn vào tiền bạc, chú Đạt tham gia lớp đào tạo nghệ sĩ của TVB, hoàn toàn chỉ vì muốn trở thành một ngôi sao có thể kiếm tiền.
Vì chỉ có bằng cấp 2 nên chú suýt trượt trong kỳ xét duyệt hồ sơ. May mắn thay, lão sư đã nới lỏng các tiêu chuẩn, cho phép chú trở thành bạn cùng lớp với Châu Nhuận Phát, Trịnh Thiếu Thu, Đỗ Kỳ Phong, Lâm Lĩnh Đông, Lư Hải Bằng,... vào năm 1973.
Tôi vẫn nhớ rằng trong "Chuyên gia gỡ bom 2" phát hành cách đây không lâu, một câu đã xuất hiện liên tục: "置之死地而后生." Trí chi tử địa năng hậu sinh.
Thật trùng hợp, chú Đạt cũng thường rất thích dùng câu này để nhớ lại sự nghiệp diễn xuất của mình.
Ngày đó chú trở nên nổi tiếng sớm, kiếm được nhiều tiền và sa đọa nhiều.
Trong lớp huấn luyện, cả ngày chú tràn đầy tự tin, cảm thấy điều kiện ngoại hình của mình chỉ đứng sau Trịnh Thiếu Thu.
Sau khi tốt nghiệp, chú trở thành một trong số ít học viên có thể ký hợp đồng dài hạn với TVB.
Ngay sau đó, chú tham gia "Sở Lưu Hương Truyền Kỳ" vai "Hồ Thiết Hoa" đóng cùng Trịnh Thiếu Thu và Triệu Nhã Chi.
Dù không phải là nhân vật chính nhưng chú nhanh chóng trở nên nổi tiếng khi bộ phim ăn khách tại Đài Loan.
Người hâm mộ hồi đó cũng cuồng như bây giờ, họ săn đuổi Ngô Mạnh Đạt và khiến chú choáng ngợp với những bức thư tình.
Là một người mới chưa từng nhìn ra thế giới, chú Đạt trở nên kiêu ngạo. Chú ấy thích cảm giác được bao quanh bởi đám đông, và vây quanh bởi các bóng hồng.
Phung phí những đồng tiền nhanh chóng để đổi lấy sự khoái lạc, say sưa mơ mộng, cờ bạc cả ngày và hoang phế công việc.
Sau đó, chú đã sử dụng ba từ để mô tả mình vào thời kỳ này: mê thất, hoang đường và bành trướng.
Năm 1980, chú phá sản trong một đêm.
Mắc nợ cờ bạc 300.000 đô HK , không những bị TVB cho vào danh sách đen mà còn bị phản bội.
Tuyệt vọng, chú hỏi bạn học cũ Châu Nhuận Phát vay tiền, nhưng bị từ chối: "Anh tự mình mà giải quyết."
Lúc đó, Đỗ Kỳ Phong còn nói: "烂泥糊不上墙" (hàm ý "bùn nhão không trát được vào tường)
Chú Đạt bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. "Tôi ở sau những cánh cửa đóng kín cả ngày, nghĩ đi nghĩ lại cả trăm lần, cuối cùng cũng quyết định, trực tiếp gặp sáu lão đại cho vay nặng lãi".
Nếu bạn không có tiền, bạn sẽ chết. "Nếu tôi có thể vượt qua đại hạn lần này, tôi sẽ bắt đầu lại".
Sau đó, chú tu tâm dưỡng tính, nghiên cứu cuốn "演员的自我修养" (bí kiếp tự thu thân của diễn viên) của nhà soạn kịch người Nga Konstantin Stanislavsky và cuốn: "演技六讲" (6 bài giảng về diễn xuất), thậm chí còn nghiên cứu lý thuyết biểu diễn của Mai Diễm Phương.
(Bạn nhớ cuốn bí kiếp xuất hiện ở đâu không? Đúng rồi, trong "Vua Hài Kịch")
Sau khi ra mắt gần mười năm, chú ấy đã trở lại điểm xuất phát ban đầu.
Nợ nần trả chậm, cơ hội tìm đến từ từ, chỉ cần con người không từ bỏ chính mình thì cơ hội luôn có.
Cuối cùng, nỗ lực cũng được đền đáp.
Năm 1984, chú tham gia "新扎师兄" Tân Trát Sư Huynh cùng với Lương Triều Vỹ.
Sự nghiệp dần mở ra cánh cửa của mùa xuân.
Và tác phẩm đánh cột mốc quan trọng nhất của chú chính là "天若有情" Thiên Nhược Hữu Tình đóng cùng Lưu Đức Hoa và Ngô Thanh Liên.
Màn diễn xuất đỉnh cao của chú Đạt trong phim thật sự chạm đến trái tim của tôi lúc đó. Năm đó, chú Đạt vẫn chưa có mối quan hệ sâu sắc với Tinh Tử.
Cuối cùng, chú đã giành được giải Kim Tượng lần thứ 10 hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất với bộ phim này, mở ra thời kỳ hoàng kim của chính chú.
Trên bục nhận giải, chú gửi lời cảm ơn đến đạo diễn 陈木胜 Trần Mộc Thắng. Nhưng sau đó, đạo diễn nói với chú Đạt rằng "anh nên biết ơn Phát Ca nhất"
Phát Ca đã đề cử chú Đạt có được vai diễn trong bộ phim này. Lý do Phát Ca không cho chú Đạt vay tiền năm xưa vì muốn chú ấy phải buộc mình phấn đấu, tự mình tỉnh ngộ.
Tình cảm này quả thật giống như trong phim và nó xảy ra ở ngoài đời cũng không kém phần cảm động.
Sau khi cả hai gặp nhau trên trường quay, cuối cùng họ cũng có thể xóa bỏ hiểu lầm.
Cho đến năm 2018, Chú Đạt vẫn nói trong một cuộc phỏng vấn với "男人装": "Nhân vật yêu thích của riêng tôi là Thái Bảo trong Thiên Nhược Hữu Tình ".
"Đỉnh cao không mê luyến, đáy vực không tủi thân." Đây là tóm tắt về sự nghiệp diễn xuất của chú Đạt
Chú đã hoạt động nghệ thuật hơn 40 năm đã đi qua hết các ngọn núi cao và thung lũng, trải qua hết thăng trầm trong là giải trí.
Tôi không quan tâm nhiều đến giải thưởng, tôi quan tâm nhiều hơn đến đánh giá của những khán giả bình thường.
Đối với nghề diễn viên, chú có câu thần chú gồm sáu chữ: "心要正,意要诚" ( hàm ý "lòng phải ngay thẳng, ý phải chân thành"). Hãy coi trọng mọi cơ hội.
Đáng tiếc mấy năm nay cơ hội thuộc về chú Đạt cũng không nhiều, huống chi là cơ hội tốt.
Để hỗ trợ gia đình, chú tiếp tục quay những web drama kém chất lượng. Chú nói thẳng rằng tất nhiên ai cũng không muốn làm phim dở, nhưng phim chất lượng thì chú không có được vai nào cả.
"导火新闻线" và "流浪地球" Lưu Lạc Địa Cầu là một trong số ít những kiệt tác có chất lượng của chú Đạt trong những năm gần đây.
Trong cảnh hậu trường phim "Lưu Lạc Địa Cầu", chú Đạt gần như đánh cược mạng sống của mình cho nghiệp diễn.
"Khi quay phim trong bộ quần áo nặng hơn 40kg đó, tôi phải thở ôxy vài lần sau khi quay, thậm chí phải uống thuốc trợ tim trong những trường hợp nghiêm trọng".
Chú ấy nói rằng chú chưa bao giờ khóc khi đóng phim, đó là lần đầu tiên. Khó chịu lắm vì cơ thể chú không chịu đựng được.
"Tôi không tin rằng có những người sẵn sàng tìm kiếm tôi trong các bộ phim khoa học viễn tưởng".
Chú cảm động và muốn thử thách bản thân một lần nữa.
Thành quả chú đã có nhưng cái giá phải trả cũng cao, chú nhập viện ngay khi phim vừa quay xong.
Sự ra đi của của chú Đạt mang lại cho tôi cảm giác hụt hẫng, cũng như tuổi thơ của tôi không thể tìm lại được.
Nhưng những kỷ niệm với Hồng Kông thập niên 80s 90s. Tôi tâm niệm chia sẻ mỗi ngày, để ai đó giống như tôi không lãng quên đi họ. Không quên đi chú ba Đạt.
Cũng giống như nhìn lại thời kỳ hoàng kim của phim Hong Kong so với hôm nay, những con người đó, những sự việc đó, luôn chưa bao giờ ngừng hoài niệm trong tâm trí tôi.
Tôi vẫn luôn tin rằng, dù thời gian có trôi qua bao lâu nhưng tình cảm là bất tử.
Tác quyền bài viết thuộc về TVB - Một thời để nhớ, trực thuộc Be Ready Education Australia. Không được sao chép khi chưa được thông qua.